10/05/2019

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÁC LOẠI CÂY CÓ MÚI

Các loại cây có múi (Cam, Chanh, Quýt, Bưởi,…) hiện nay rất phổ biến và đều mang lại giá trị kinh tế cao. Và để đạt được hiệu quả và năng suất cao trong canh tác loại cây này, mời quý bà con theo dõi bài viết kỹ thuật dưới đây

I) Điều kiện ngoại cảnh

1. Nhiệt độ

Cây sống và phát triển khoảng 13 – 380C, thích hợp nhất 23 – 190C. Dưới 130C và trên 420C ngừng sinh trường, dưới -50C  cây chết. Tuy nhiên vẫn có một số loại chịu được lạnh tốt như giống cam Washington Navel.

Nhiệt độ cao, trái chín sớm, ít xơ và ngọt nhưng màu sắc trái không đẹp và thời gian bảo quản kém.

2. Ánh sáng

Cây không thích ánh sáng trực xạ. Cường độ ánh sáng quá cao có thể gây nám trái, mất nước, sinh trưởng kém. Nên việc trồng xen tạo bóng râm, hay trồng dầy hợp lý là một biên pháp tạo điều kiện ánh sáng vừa cho cam quýt ở ĐBSCL.

3. Nước

Nước rất cần trong thời kỳ ra hoa và phát triển trái, tuy nhiên cây có múi khá mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Nếu không thoát nước tốt sẽ gây tình trạng thối rễ, lá vàng úa và chết cây.

Trong kỹ thuật trồng, việc cung cấp nước ảnh hưởng quan trọng đến sự ra hoa của cây. Trong mùa khô, khi cung cấp nước cây sẽ ra hoa. Ở ĐBSCL, nông dân thường ít cung cấp nước cho cây vào mùa khô mà chỉ cung cấp nước khi muốn cây ra hoa, điều này ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Do đó, cần cung cấp nước thường xuyên trong mùa khô và có biện pháp giữ ẩm ở mặt líp để hạn chế tác hại của việc thiếu nước và rễ mọc sâu tìm nước. 

4. Đất

Cây không kén đất, đất đồng bằng, phù sa ven sông, đất đồi núi đều trồng được. Tốt nhất là đất thịt pha, màu mỡ, thoát nước tốt. Tầng cánh tác dày ít nhất 0.5m, pH đất khoảng 4 -8, tốt nhất 5.5 – 6.5.

Tuy nhiên, không nên trồng trên đất sét nặng, đất nhiều cát, tầng canh tác mỏng, mực thủy cấp cao.

II) Kỹ thuật trồng

1. Thời vụ

Cây có thể trồng vào đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa. Trồng vào cuối mùa mưa, đầu mùa nắng cần phải cung cấp đầy đủ nước cho cây để  cây phát triển tốt hơn.

2. Chuẩn bị mô

Mô đấp  hình tròn, đường kính khoảng 0.6 – 0.8m, cao từ 0.3 – 0.5m tùy vào địa hình của địa phương.

(Ảnh: Internet)

3. Chuẩn bị cây con

Cây trồng bằng hạt, cây tháp

Tiêu chí chọn cây: Cây con có bộ rễ phát triển tốt, khỏe, rễ tơ có màu vàng sáng và phân bố đều. Thân cành phân bố đều, lá xanh bóng láng, không sâu bệnh.

Khi bứng cây con đem trồng cần tránh lúc cây ra đọt non. Có 2 cách bứng cây con ra vườn trồng:

  • Cách thứ nhất: Cây con có mang theo bầu đất với đường kính khoảng 15 – 20cm, cao 20 – 30cm, cách này tỷ lệ cây sống cao sau khi trồng.
  • Cách thứ hai: Cây rễ trần đem trồng vào vườn. Chú ý: trước khi nhổ cây nên tưới cho đẫm đất để nhổ cây ít tổn hại đến rễ, có thể cát bớt rễ quá dài và sử lý với thuốc sát khuẩn.

Cây trồng cành chiết

Giá thể để giâm cành cần tơi xốp (xơ dừa, có thể tro trấu, phân chuồng hoai mục). Nhánh giâm trên cây 1 – 2 tháng, đã bén rễ thì bắt đầu cắt nhánh và đem trồng

4. Cách đặt cây con

Đào hố nhỏ giữa mô với kích thướt bầu cây con, đặt mặt bầu bằng mặt mô, lấp đất vừa mặt bầu. Đối với rễ trần thì phải sửa lại cho hệ thống rễ phân bố đều, tránh ép về 1 phía. Sau khi đặt cây, ém đất lại chung quanh gốc, cắm cọc buộc giữ cho cây không bị gió lay và tưới nước đầy đủ. Đối với nhánh chiết, có thể đặt thẳng hay xiên tùy vào hình dạng của nhánh.

Sau khi trồng, cần phải tưới đầy đủ nước để cây nhanh bén rễ, bám chặt vào đất nhưng tránh ngập úng sẽ gây chết cây. Nếu thiếu nước cây sẽ rụng lá, sinh trưởng kém và dễ chết.

 5. Khoảng cách trồng

Tùy thuộc vào giống, loại đất, kỹ thuật canh tác, phương pháp mà khoảng cách trồng có sự thay đồi. Khoảng cách trồng thích cho một số loại cây có múi được đề nghị như sau:

  • Cam mật, các loại quýt, chanh: 4m x 4m
  • Cam sành: 3m x 3m
  • Bưởi: 6m x 6m

Đối với đất xấu, mật độ trồng có thể dầy hơn vào giai đoạn đầu (khoảng 4 năm đầu) với cách thức là dầy số cây trên hàng, thưa giữa các hàng, sau khi cây giao tán thì đốn bớt để tại khoảng cách cây thích hợp, giúp cây phát triển đồng đều, tốt hơn.

III) Kỹ thuật chăm sóc

1. Chăm sóc

Đắp thêm mô, bồi liếp (vùng ĐBSCL)

Sau khi đặt bầu cây được 6 tháng, tiến hành đấp đất vào chân mô để rễ mọc lan, cạn. Trong 2 năm đầu, bồi mô từ  1 -2 lần, từ năm thứ 3 trở đi thì tiến hành bồi cả liếp, mỗi năm 1 lần với đọc cao từ 2 – 3cm.

Làm cỏ,che phủ, xới đất

Ở vườn chưa giáp tán, vào mùa mưa nên thường xuyên làm cỏ để hạn chế sự cạnh tranh về nước và dinh dưỡng của cỏ với cây trồng. Trong mùa nắng, cỏ làm xong nên để đậy liếp.

Do rễ lông hút của cam quýt mọc yếu, cạn và tập trung hút dinh dưỡng phân bố gần lớp đất mặt, nên dễ bị tổn thương vào mùa nắng do nhiệt độ cao. Do đó, việc tủ gốc là một biên pháp để giữ ẩm cho đất, bảo vệ rễ và giúp rễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Có thể dùng cỏ khô, rơm rạ, lục bình phơi khô,…để đậy gốc, liếp. Khi cây có sự giao tán, phát triển, việc để cỏ thích hợp cũng là một cách để giữ ẩm cho đất.

Dùng cỏ (bên trái) và sử dụng vật liệu ủ gốc để giữ ẩm vào mùa nắng (Nguồn: Internet)

Tưới nước

Khi cây còn nhỏ nên thường xuyên tưới nước, đặc biệt vào trong mùa nắng. Lưu ý: sau khi trồng tránh tưới bằng gào, hay tưới áp lực tưới quá mạnh vào cây sẽ làm cây lung lây, rễ bám đất yếu, cây phát triển kém.

Sau khi hoa đã thụ phấn, có thể dùng máy bơm tưới từ ngọn trở xuống để rửa cây và hạn chế bớt côn trùng đeo đám.

Tưới Bưởi Da xanh - Vĩnh Long

Tưới Cam Cao Phong - Hòa Bình

 

Tham khảo quy cách ống LDPE Nguyễn Tân

Tham khảo quy cách ống mềm không đục lỗ Nguyễn Tân

Tham khảo quy cách ống tưới phun mưa Nguyễn Tân

 

2. Kỹ thuật bón phân

Tùy theo đất đai, giống, tình hình sinh trưởng của cây mà số lượng phân bón có sự thay đổi cho thích hợp. Bên cạnh bón đầy đủ N, P, K cần bổ sung thêm phân hữu cơ và phân vi lượng để đạt năng suất cao. Sau đây là số lượng phân bón đề nghị bón hằng năm cho cây:

Bảng 1: Chế độ phân bón cho cây cam quýt

Năm tuổi

N (g/cây)

P2O5 (g/cây)

K2O (g/cây)

1 – 3

50 - 150

50 - 100

60

4 – 6

200 – 250

150 – 200

120

7 – 9

300 – 400

250 – 300

180

10 và già hơn

400 - 800

350 - 400

240

 

Cách bón:

  • Đối với cây 1 – 3 năm tuổi (giai đoạn kiến tạo)

+ Phân P và K: Bón 1 lần vào cuối mùa mưa

+ Phân N: Bón mỗi năm 3 – 4 lần, chia đều mỗi lần bón

  • Đối từ 3 trở lên (cây bắt đầu thu trái)

+ Lần 1: Trước khi ra hoa, bón 1 /3 N

+ Lần 2: Sau khi đậu tría khoảng 6 – 8 tuần bón 1/3 N và 1/2 K

+ Lần 3: Trước thu hoạch trái khoảng  1 – 2 tháng bón 1/2 K còn lại.

+ Lần 4: Sau khi thu hoạch trái, bón toàn bộ phân P và 1/3 N. Cần bón thêm 10 -20 kg/gốc phân hữu cơ.

 3. Tạo tán và tỉa cành

Tạo tán

Trong giai đoạn kiến tạo cần tạo tán cho cây nhằm tạo bộ khung cơ bản, vững chắc cho cây:

Các bước thực hiện như sau:

  • Tạo cành cấp 1: Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng tre cột giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35-40o.
  • Tạo cành cấp 2: Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50-80 cm thì cắt đọt để phát triển hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2-3 cành.
  • Tạo cành cấp 3: Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15 – 20cm và tạo với cành cấp 1 một góc 30- 350. Tiến hành ngắt đọt tương tự như tạo hình cấp 2 sẽ có cành cấp 3.
  • Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.

Tỉa cành

Sau khi thu hoạch cần hành cắt tỉa để loại bỏ những cành sâu bệnh, ốm yếu, cành nằm tán trong, cành khô,…

 

Nguồn: Dựa theo "Giáo trình cây ăn trái" - Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2010, Trường đại học Cần Thơ

Video thông số kỹ thuật tưới cho các loại cây có múi